Dầu nhớt công nghiệp và cách phân loại dầu nhớt công nghiệp

Dầu nhớt công nghiệp và cách phân loại dầu nhớt công nghiệp (2)

Các máy móc công nghiệp thường phải vận hành liên tục trong thời gian dài nên phải được bảo dưỡng định kỳ để làm việc ổn định, giảm thiểu thời gian dừng máy ngoài kế hoạch và kéo dài tuổi thọ sử dụng. Loại vật tư quan trọng trong công tác bảo dưỡng máy móc chính là dầu nhớt công nghiệp.

Trong sản xuất công nghiệp, chúng ta luôn đòi hỏi các dây truyền sản xuất phải có năng suất cao, cho ra chất lượng sản phẩm tốt và đồng nhất. Để đạt được điều đó, ta phải sử dụng nhiều loại máy móc, thiết bị. Vì thế, việc lựa chọn các loại dầu nhớt để các hệ thống máy móc có thể vận hành 1 cách trơn tru cũng là 1 trong những yếu tố rất quan trọng.

Dầu nhớt công nghiệp và cách phân loại dầu nhớt công nghiệp (1)

Dầu công nghiệp

Dầu nhớt công nghiệp là một trong những loại nhiên liệu được sử dụng thường xuyên trong công nghiệp. Loại dầu nhớt công nghiệp này có thể được dùng để bôi trơn máy móc, thiết bị. Ngoài ra dầu nhớt công nghiệp còn được ứng dụng để làm một số chất phụ gia, làm chất chống oxy hóa…

Thành phần chính của dầu nhớt công nghiệp là dầu nền và hệ phụ gia. Hệ phụ gia có thể gồm các chất chống mài mòn, chống oxy hóa, chống han gỉ hoặc chống tách nhũ tương. Tùy theo từng sản phẩm khác nhau mà chúng ta có hệ phụ gia khác nhau. Từ đó, công dụng của chúng cũng có sự khác biệt tương ứng.

Phân loại dầu nhớt công nghiệp dựa trên chỉ số độ nhớt

Chỉ số độ nhớt là yếu tố quan trọng nhất trong thông số kỹ thuật của Dầu nhớt Công nghiệp. Người ta có thể căn cứ vào độ nhớt của dầu để chia nó thành nhiều loại khác nhau. Có ba loại dầu nhớt công nghiệp phổ biến nếu chia theo độ nhớt. Đó là Dầu nhớt công nghiệp nhẹ, dầu nhớt công nghiệp có độ nhớt trung bình và dầu nhớt công nghiệp nặng.

Dầu nhớt công nghiệp và cách phân loại dầu nhớt công nghiệp

1, Dầu nhớt công nghiệp nhẹ

Dầu Công nghiệp nhẹ là loại dầu có chỉ số độ nhớt nằm ở mức từ 5 đến 10 centistokes. Trong đó, 1 centistoke tương đương với 10,6 m 2/giây. Chỉ số này đạt được tiêu chuẩn ở nhiệt độ 50 độ C.

Đặc điểm của loại dầu nhớt công nghiệp nhẹ là:

  • Điểm rót chảy: -25°C.
  • Công dụng: bôi trơn máy móc chạy với tốc độ cao và tải thấp.
  • Ứng dụng: dầu nhớt công nghiệp nhẹ được ứng dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp dệt, may và công nghiệp kim loại.

2, Dầu nhớt công nghiệp trung bình

Dầu nhớt công nghiệp có độ nhớt trung bình thường có chỉ số độ nhớt cao hơn so với dầu nhẹ. Chỉ số độ nhớt của loại dầu này có thể đạt từ 10 đến 50 centistokes nếu được sử dụng ở nhiệt độ 50 độ C.

Loại dầu này sẽ rót chảy ở -30 độ C. Vai trò của loại dầu này là bôi trơn máy móc, chống han gỉ và oxy hóa. Phạm vi ứng dụng là các loại máy móc hoạt động ở tải trung bình và tốc độ bình thường.

Chúng chủ yếu được sử dụng trong các trục chính hoặc bộ phận máy liên quan tới trục chính. Hiện nay, dầu nhowts công nghiệp có độ nhớt trung bình được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Đặc điểm

  • Điểm rót chảy: -30°C.
  • Công dụng: bôi trơn máy móc chạy với tốc độ trung bình và cũng có tải trung bình. Hầu hết những dầu nhớt công nghiệp trung bình này sẽ được dùng để bôi trơn vị trí trục chính và những bộ phận máy liên quan.
  • Ứng dụng: Dầu nhớt công nghiệp trung bình được ứng dụng nhiều ở những ngành công nghiệp nhẹ hoặc ngành gia công kim loại.

3, Dầu nhớt công nghiệp nặng

Dầu nhớt công nghiệp nặng có chỉ số độ nhớt động học cao nhất trong các loại dầu. Thường thì ở nhiệt độ 100 độ C chỉ số độ nhớt của dầu nặng sẽ đạt từ 10 tới 30 centistokes.

Tùy vào từng sản phẩm và công dụng khác nhau thì dầu nặng có điểm rót chảy khác nhau. Công dụng chính của chúng là bôi trơn máy móc và các thiết bị chạy với tốc độ thấp. Máy móc thường vận hành với tải nặng và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nặng khác nhau.

Đặc điểm

  • Điểm rót chảy: tùy vào từng loại dầu khác nhau để quyết định điểm rót chảy.
  • Công dụng: Dầu nhớt công nghiệp nặng thường được sử dụng để bôi trơn máy móc, thiết bị chạy với tốc độ thấp và có thể chịu đựng được tải nặng.

Dầu nhớt công nghiệp và cách phân loại dầu nhớt công nghiệp (3)

Phân loại Dầu Công nghiệp dựa trên hệ phụ gia

Thành phần chính của Dầu Công nghiệp là dầu nền và hệ phụ gia. Tùy theo từng mục đích sử dụng khác nhau chúng ta sẽ có các sản phẩm khác nhau. Cũng có thể phân loại dầu công nghiệp dựa trên hệ phụ gia. Bởi vì hệ phụ gia quyết định khả năng sử dụng và đặc tính của dầu.

  • Dầu Công nghiệp chống oxy hóa có thành phần chính là dầu nền và hệ phụ gia chống oxy hóa. Tác dụng chính của loại dầu này là bôi trơn và chống oxy hóa đối với các chi tiết máy.
  • Dầu Công nghiệp chống tách nhũ tương có thành phần chính là dầu nền và hệ phụ gia chống tách nhũ tương. Loại dầu này có khả năng chống thấm nước tốt và dễ dàng bảo quản trong các điều kiện ẩm thấp. Ứng dụng của loại dầu này là các loại máy móc công nghiệp phát sinh hơi nước khi vận hành.
  • Dầu Công nghiệp chống mài mòn được tạo thành từ dầu nền và hệ phụ gia chống mài mòn. Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp nặng. Tiêu biểu như luyện kim, cắt gọt kim loại. Vị trí ứng dụng thường là các ổ trục, bánh răng, bi lăn…
  • Dầu Công nghiệp chống gỉ sắt có thành phần là dầu nền và phụ gia chống gỉ sắt. Tác dụng chính của loại dầu này là chống hình thành gỉ sắt và làm sạch chi tiết máy khi vận hành. Chúng được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim hoặc hóa dầu.

Mặc dù được phân chia khác nhau nhưng Dầu Công nghiệp vẫn giữ tính năng chính. Đó là bôi trơn và chống mài mòn chi tiết máy. Sử dụng dầu công nghiệp là giải pháp hàng đầu giúp hạn chế tiêu hao nhiên liệu và tiết kiệm kinh tế.

DẦU NHỚT CÔNG NGHIỆP CATOIL - UY LỰC CHO MỌI KHỞI ĐẦU